Dịch tễ học Virus_rota

Biến đổi theo mùa của số ca nhiễm vi rút rota loài A tại một vùng của nước Anh: tỷ lệ nhiễm tăng lên vào mùa đông.

Vi rút rota loài A, gây ra hơn 90% số ca nhiễm vi rút rota đường ruột ở người,[70]đặc hữu cho toàn cầu. Mỗi năm vi rút này gây ra hàng triệu ca tiêu chảy ở các nước đang phát triển, trong đó 2 triệu ca nhập viện[8] và khoảng 611,000 ca tử vong.[71] Ngay tại Hoa Kỳ — trước khi có chương trình tiêm chủng vắc xin vi rút rota[72] — mỗi năm có hơn 2,7 triệu ca nhiễm vi rút rota đường ruột, 60000 trẻ nhập viện và khoảng 37 trẻ tử vong.[11] Vai trò quan trọng của vi rút rota trong việc gây ra tiêu chảy chưa được nhận thức đầy đủ và rộng rãi trong công chúng,[73] đặc biệt tại những nước đang phát triển.[8][74] Hầu hết các trẻ em lên 5 tuổi đều bị nhiễm vi rút rota ít nhất một lần.[71] Vi rut rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chiếm 20% số ca tiêu chảy, và chiếm 50% số ca nhập viện vì tiêu chảy.[8] Số ca nhập viện do vi rut rota ở các bé trai nhiều gấp đôi so với các bé gái.[7][75]Tại vùng ôn đới, các vụ nhiễm vi rút rota thường xảy ra vào mùa đông, còn tại các vùng nhiệt đới các ca nhiễm xảy ra quanh năm;[76] sự khác biệt có thể là do biến đổi về nhiệt độđộ ẩm theo mùa.[77][78] Các số liệu về nguyên nhân do nhiễm bẩn thực phẩm hiện nay vẫn chưa rõ.[79]

"Vi rút rota được đánh giá là đã gây ra 40%trong tổng số vụ nhập viện do tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu — và gây ra mỗi năm 100 triệu ca tiêu chảy cấp cùng 350 đến 600 nghìn ca tử vong."

UNICEFTổ chức Y tế Thế giới [80]

Những vụ bùng phát dịch tiêu chảy do vi rút rota loài A thường xảy ra trong các trẻ sơ sinh đang nằm trong bệnh viện, hoặc giữa những trẻ đi học mẫu giáo hay nhà trẻ, hoặc giữa những người già trong các trại dưỡng lão. Đã có vụ dịch gây ra bởi nhiễm bẩn nguồn nước công cộng tại Colorado năm 1981.[81]Trong năm 2005, đã xảy ra vụ bùng phát dịch tiêu chảy lớn nhất tại Nicaragoa. Vụ bùng phát dịch lớn và nghiêm trọng này có liên hệ với sự đột biến gen của vi rút rota loài A, có thể giúp vi rút thoát khỏi hàng rào miễn dịch phổ biến trong cơ thể của cư dân.[82] Một vụ dịch lớn tương tự đã xảy ra ở Brazil năm 1977.[83]

Vi rút rota loài B, còn gọi là vi rút tiêu chảy người lớn (ADRV), đã từng gây ra đại dịch tiêu chảy ở Trung Quốc, lây nhiễm trong hàng nghìn người ở đủ mọi lứa tuổi. Các vụ dịch này xảy ra do nguồn nước uống bị nhiễm bẩn.[84][85] Vi rút rota B cũng đã từng lây lan ở Ấn Độ năm 1998; chủng vi rút đã lây tại đây được gọi là CAL. Không giống ADRV, chủng CAL không lây lan toàn cầu và chỉ đặc hữu tại địa phương.[86][87] Cho tới nay, các vụ dịch vi rút rota B tập trung nhiều hơn ở Trung Quốc đại lục, và các cuộc điều tra cho thấy người dân Hoa Kỳ chưa phát triển hệ miễn dịch chống lại vi rút rota B.[88]

Vi rút rota C có liên quan đến một số trường hợp tiêu chảy hiếm ở trẻ nhỏ, xảy ra rải rác ở nhiều quốc gia, và những vụ bùng phát đã được ghi nhận ở Nhật Bản và Anh Quốc.[89][90]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Virus_rota http://www.biomedcentral.com/1471-2458/7/281 http://www.diseasesdatabase.com/ddb11667.htm http://www.emedicine.com/kh%E1%BA%A9n/topic401.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=008.... http://www.virologyj.com/content/4/1/31 http://meta.wkhealth.com/pt/pt-core/template-journ... http://meta.wkhealth.com/pt/pt-core/template-journ... http://meta.wkhealth.com/pt/pt-core/template-journ... http://www.journals.uchicago.edu/doi/abs/10.1086/6... http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm5841a2....